Cách đọc giá trị điện trở chính xác 100% Loại 3 vạch màu, 4 vạch màu, 5 vạch màu
Điện trở là linh kiện điện tử có nhiều nhất, phổ biến nhất bên trong bo mạch điều khiển các thiết bị điện tử, điện lạnh, điện dân dụng. Đối với thợ kỹ thuật sửa bo mạch điều bạn cần biết đầu tiên là đọc được trị số của một con điện trở để có thể thay thế con trở chính xác.
Hôm nay ở bài viết này Tigertranslate.com.vn xin chia sẻ đến các bạn cách đọc giá trị điện trở chính xác theo các vạch màu ghi trên thân cũng như các con số ghi trên thân của điện trở dán nhé.
Đơn vị của điện trở
- Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
- 1KΩ = 1000 Ω
- 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω
Ở bài viết này của chúng tôi xin gửi đến các bạn cách đọc giá trị điện trở theo màu ghi trên thân với các loại chính là : Loại 4 vạch màu và loại 5 vạch màu
=> Hiện nay chúng ta còn thấy trên bo mạch thường xuất hiện điện trở dán và cách đọc của nó là đọc các chữ số ghi trên thân với các quy ước cụ thể bạn xem bên dưới đây.
Quy ước vạch màu trên thế giới
Trên thế giới họ quy ước các vạch màu ghi trên thân với các con số tương ứng để chúng ta có thể biết được con điện trở đó có trị số là bao nhiêu. Và các nhà sản xuất điện trở họ sẽ in sẵn các màu trên thân của điện trở để chúng ta phân biệt với quy ước như sau :
- Đen = 0
- Nâu = 1
- Đỏ = 2
- Cam = 3
- Vàng = 4
- Lục = 5
- Lam = 6
- Tím = 7
- Xám = 8
- Trắng = 9
- Hoàng Kim là Sai số ± 5%
- Bạc là Sai số ± 10%
Cách đọc điện trở 4 vạch màu như sau :
Có 4 vòng lần lượt theo một thứ tự nhất định là 1,2,3 và 4. Trong đó vòng số 1 là vòng hàng chục, vòng số 2 là vòng hàng đơn vị, vòng số 3 là bội số của cơ số 10.
=> Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)
Vòng số 4 là vòng ở cuối cùng luôn luôn có màu nhũ vàng hay màu nhũ bạc. Đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta sẽ bỏ qua vòng này. Nếu có màu nhũ thì là chỉ có ở vòng sai số hoặc là vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số10 sẽ là số âm.
=> Ví dụ thực tế
Cách đọc giá trị điện trở 5 vạch màu
Điện trở có 5 vòng lần lượt theo thứ tự là 1,2,3, 4 và 5. Trong đó:
- Vòng số 1 là hàng trăm.
- Vòng số 2 là hàng chục.
- Vòng số 3 là hàng đơn vị.
- Vòng số 4 sẽ là bội số của cơ số 10.
Vòng số 5 là vòng cuối cùng, là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số sẽ có nhiều màu khác nhau. Do đó gây khó khăn khá lớn cho ta khi xác định đâu là vòng cuối cùng. Tuy nhiên vòng cuối luôn sẽ có khoảng cách xa hơn một chút.
Tương tự như cách đọc trị số của điện trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10. Còn vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
=> Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 (mũ vòng 4)
Có thể tính vòng số 4 là số con số “0” thêm vào.
=> Ví dụ thực tế
Cách đọc giá trị điện trở dán
Hầu hết các giá trị điện trở dán được biểu thị bằng mã gồm 3 chữ số hoặc 4 chữ số – tương đương số của mã màu quen thuộc.
Mã 3 chữ số
Điện trở SMD tiêu chuẩn được thể hiện bằng mã 3 chữ số. Hai số đầu tiên sẽ cho biết giá trị thông dụng, và số thứ ba số mũ của mười, có nghĩa là hai chữ số đầu tiên sẽ nhân với số mũ của 10. Điện trở dưới 10Ω không có hệ số nhân, ký tự ‘R’ được sử dụng để chỉ vị trí của dấu thập phân.
Ví dụ mã gồm 3 chữ số:
- Ghi trên thân 220 = 22 x 10^0=22Ω
- Ghi trên thân 471 = 47 x 10^1=470Ω
- Ghi trên thân 102 = 10 x 10^2=1000Ω hoặc 1kΩ
- Ghi trên thân 3R3 = 3,3Ω
Mã gồm 4 chữ số
Mã 4 chữ số tương tự như mã ba chữ số trước đó, sự khác biệt duy nhất là ba chữ số đầu tiên sẽ cho chúng ta biết giá trị của trở, và số thứ tư là số mũ của 10 hay có thể hiểu có bao nhiêu số 0 để thêm phía sau 3 chữ số đầu tiên. Điện trở dưới 100Ω được biểu thị thêm chữ ‘R’, cho biết vị trí của dấu thập phân.
Ví dụ mã gồm 4 chữ số:
- Ghi trên thân 4700 = 470 x 10^0= 470Ω
- Ghi trên thân 2001 = 200 x 10^1= 2000Ω hoặc 2kΩ
- Ghi trên thân 1002 = 100 x 10^2 = 10000Ω hoặc 10kΩ
- Ghi trên thân 15R0 = 15.0Ω
Hy vọng với chia sẻ của chúng tôi bên trên cách đọc giá trị điện trở sẽ giúp ích được các bạn hiểu được chi tiết cách đọc để xác định được chính xác giá trị điện trở mà bạn đang đo và tìm hiểu.
Tham khảo thêm